Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) được dự báo là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng. Để chủ động ứng phó với bão, đảm bảo hoạt động cấp cứu, điều trị bệnh nhân, BVĐK Quỳnh Phụ đã xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngay từ đầu năm; thành lập 04 tổ cấp cứu lưu động, mỗi tổ 03 cán bộ( 01 BS, 02 điều dưỡng) ; chuẩn bị 10 cơ số thuốc cấp cứu phòng chống dịch khi có bão, lụt, thảm hoạ xảy ra; đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế, hoá chất. Đảm bảo đủ xăng dầu, hệ thống máy phát điện,, đèn chiếu sáng đảm bảo hoạt động khi không có điện. Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, nước uống và các phương tiện phụ vụ người bệnh, các bộ y tế đang thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị sẵn sàng các vật tư phòng chống mưa bão, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây trong khuôn viên bệnh viện.
Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt, dịch bệnh, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn – BVĐK Quỳnh Phụ đề nghị:
* Lãnh đạo khoa, phòng, thường xuyên theo dõi sát các diễn biến của của Cơn bão số 3 trên các phương tiện thông tin; chủ động rà soát, phân công và chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, dụng cụ, vật tư, cơ số thuốc phòng chống thiên tai tại đơn vị; báo cáo tới ban chỉ đạo nếu có khó khăn, vướng mắc.
* Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, duy trì thường xuyên thông tin liên lạc giữa các tuyến.
Sắp xếp, bố trí lịch trực, lịch làm việc cho các cán bộ của đơn vị nằm trong 04 tổ cấp cứu lưu động, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 phù hợp trong tình huống cần điều động.
* Các thành viên trong đội thường trực cấp cứu của Bệnh viện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động của Bệnh viện.
* Phòng Tổ chức – Hành chính là đầu mối tiếp nhận các thông tin, diễn biến bất thường quá trình triển khai thực hiện công tác phòng, chống bão lụt và kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo. Chỉ đạo Tổ bảo vệ duy trì công tác tuần tra canh gác bảo vệ tài sản cơ quan, bảo vệ tính mạng người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ các khoa, phòng, trung tâm khác khi cần thiết.
* Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Đảm bảo công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý môi trường sau khi xảy ra bão lụt (nếu có); không để dịch bệnh bùng phát. Đảm bảo công tác hậu cần cho hoạt động chuyên môn của các khoa.
* Khoa Dược: Đảm bảo cung cấp đủ số lượng thuốc cấp cứu và thuốc thiết yếu cho các khoa lâm sàng trong tình huống bão lụt xảy ra.
* Khoa Khoa Dinh dưỡng: Đảm bảo cung cấp đầy đủ suất ăn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế trong tình huống bão lụt xảy ra.
Các khoa, phòng đảm bảo tốt công tác thông kê báo cáo, thông tin trong bệnh viện, với cấp trên, các đơn vị liên quan để kịp thời hỗ trợ, xin ý kiến chỉ đạo nhằm nâng cao kết quả phòng chống bão lụt, dịch bệnh, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn.